Phòng dịch nhưng đừng bao giờ quên phòng cháy – Nikawa Việt Nam
Giỏ hàng

Phòng dịch nhưng đừng bao giờ quên phòng cháy

Đăng bởi Phùng Hòa ngày bình luận

Cả nước đang trong giai đoạn phòng dịch, tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh đang tiến hành giãn cách xã hội. Do đó, mọi người dân phải ở nhà, chỉ một số trường hợp cần thiết: mua thực phẩm, lương thực, hay thực hiện nhiệm vụ. Để nhanh chóng vượt qua đợt dịch này, mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm các chỉ thị mà Chính phủ đưa ra.

Trong thời gian này, người dân sẽ có nhiều thời gian sinh hoạt tại nhà. Do đó, mọi nhà đều sử dụng nhiều thiết bị điện với tần suất liên tục. Đây là nguyên nhân cao dẫn đến cháy nổ. Vậy nên người dân cần chú ý phòng dịch đừng quên phòng cháy.

An toàn mùa dịch

Hướng dẫn thoát hiểm khi đám cháy xảy ra

Khi phát hiện ra ngọn lửa trong phạm vi nhỏ hẹp, hãy sử dụng bình chữa cháy hoặc nước có sẵn trong gia đình để dập tắt. Trong trường hợp, không thể dập tắt ngọn lửa, hãy lập tức đưa cả gia đình rời khỏi nhà. Không được nán lại để lấy đồ đạc, của cải, chỉ mang theo những vật dụng thật sự cần thiết: chìa khóa và điện thoại. Cố gắng thoát ra ngoài nhanh nhất có thể, sau đó tìm cách liên lạc với lực lượng cứu hỏa. 

Nếu lửa cháy lớn mà vẫn ở trong nhà, hãy làm ướt cả người và chăn mền. Sau đó, trùm lên người và bịt lên mũi, miệng để lọc bớt khí độc, hoặc dùng mặt nạ chống độc. Do khói và khí độc là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi cháy nổ. Để tránh ngạt khói, hãy thoát hiểm trong tư thế bò sát đất, cách mặt sàn chừng 20cm và men theo tường tìm lối ra. Hãy nhớ mang theo chìa khóa để mở cửa.

Bò sát mặt sàn

Dùng mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ bên ngoài qua tay nắm cửa. Nếu nóng phỏng tay và có khói lùa vào, tức là bên ngoài đang cháy rất lớn. Lúc này, nếu mở cửa ra có thể gây tử vong ngay. Khi mở cửa, hãy mở từ từ để cân bằng áp suất. Chú ý né mặt qua 1 bên, và ngồi xuống dưới tay cầm. Sau khi thoát ra được, lập tức đóng cửa lại để nhốt lửa bên trong.

Hãy linh động thoát thân bằng các lối khác. Những người đang ở tầng 1 có thể thoát ra đường cửa sổ, hông hoặc cửa chính. Người ở tầng trên nếu có thể hãy chui ra ngoài cửa sổ, hoặc đứng tránh lửa trên mái vòm hoặc ban công để lực lượng cứu hỏa dễ nhìn thấy.

Thiết bị thoát hiểm đám cháy an toàn

An toàn cho người dùng

Dây thoát hiểm hoạt động theo cơ chế phanh ly tâm. Với tốc độ hạ tự động 1m/s, người dân không cần tự điều chỉnh tốc độ hay sử dụng bất kỳ kỹ năng đặc biệt nào. Những người sợ độ cao, hay có tâm lý hoảng loạn vẫn có thể tự thoát thân một mình. Với những đứa trẻ dưới 6 tuổi, người lớn có thể dùng tay để ôm trẻ thoát hiểm trong cùng một lượt.

Trẻ nhỏ thoát hiểm đám cháy

Sợi dây được làm từ cáp hàng không chuyên dụng. Bên trong là lõi thép, bên ngoài được phủ sợi cotton không bị xoắn có khả năng chịu lực, chịu nhiệt lên tới 1000 độ C. An toàn cho cả gia đình và người thân khi thoát hiểm.

Thời gian thoát hiểm nhanh

Thiết bị được thiết kế với 2 đầu đai, cho phép mỗi lần thoát hiểm chỉ được một người. Nếu là trẻ nhỏ không tự thoát hiểm một mình có thể thoát hiểm cùng một người lớn.

Bộ dây thoát hiểm Nikawa

Khi người đầu tiên sử dụng miếng đai thứ nhất xuống đến mặt đất an toàn, miếng đai thứ hai sẽ ở vị trí sẵn sàng của người tiếp theo. Lúc này, người ở trên sử dụng miếng đai thứ hai tiếp tục thoát hiểm như người thứ nhất. Cứ thế thực hiện cho đến khi mọi người đã xuống đến mặt đất an toàn.

Bộ điều tốc tự động, giúp người dân tiếp đất nhanh chóng. Chỉ mất khoảng 30s để một người từ tầng 20 xuống đến mặt đất.

Không kén người sử dụng

Dây thoát hiểm tự động Nikawa dễ dàng sử dụng với mọi đối tượng. Thao tác đơn giản luồn dây đai xuống dưới 2 cánh tay, kẹp vào nách. Sau đó kéo đai vừa ôm vào cơ thể, không thít dây quá chặt. Tiếp theo, đưa người ra ngoài và từ từ thực hiện tụt xuống dưới. Tốc độ hạ tự động, đủ nhanh để thoát khỏi đám cháy, đủ chậm để tiếp đất an toàn và ổn định tốc độ. Ngay cả với trẻ em, phụ nữ và người có tuổi đều dễ dàng sử dụng.

Phụ nữ sử dụng dây thoát hiểm Nikawa

Đai thắt lưng được thiết kế thông minh, thân thiện với người dùng. Được bọc với lớp đệm mút tạo cảm giác êm ái, không gây tổn thương vùng nách của người dùng. Đai có độ siết vừa đủ, an toàn và thoải mái cho người sử dụng khi thoát hiểm.

Không tốn kém tiền bạc

Bộ dây thoát hiểm tự động Nikawa đúng là chi một lần sử dụng cả đời. Sản phẩm được bảo hành lên đến 10 năm. Thiết bị đã được kiểm định bởi Viện kỹ thuật công nghiệp chữa cháy Hàn Quốc. Đồng thời đã thông qua kiểm định an toàn của ̣Cục Cảnh sát PCCC Hà Nội.

Với chất lượng và chính sách bảo hành uy tín, sản phẩm có tuổi thọ sử dụng lâu dài. Người dân không cần phải chi trả nhiều tiền cho việc mua sắm trang thiết bị mới.

Xem thêm: Giải đáp những thắc mắc về bộ dây thoát hiểm tự động Nikawa

Hướng dẫn sử dụng dây thoát hiểm an toàn, đúng cách

Bước 1: Nhấc hộp giảm tốc ra khỏi hộp và cố định vào giá treo. Móc treo đã cố định từ trước, nhớ xiết chặt bu lông ở móc treo thật cẩn thận.

Lắp đặt bộ điều tốc

Bước 2: Sau khi đã cố định được hộp giảm tốc, hãy ném cuộn dây xuống đất (đảm bảo dây không vướng vào bất kỳ chướng ngại vật bên dưới).

Bước 3: Đeo dây đai bảo vệ luồn dưới 2 cánh tay và kẹp dưới 2 bên nách. Sau đó siết dây để dây ôm chắc lấy cơ thể. Cho chân người xuống trước rồi tụt người xuống theo, tuyệt đối không được nhảy từ lan can xuống.

Hướng dẫn sử dụng dây thoát hiểm Nikawa

Bước 4: Trong quá trình xuống, hãy hướng mặt vào phía trong tường, lấy phần dây vừa ném xuống làm trụ.

Bước 5:  Khi người thứ nhất tiếp đất an toàn, người tiếp theo sử dụng đầu dây đai còn lại, và tiếp tục thực hiện như người thứ nhất. Dây hoạt động theo cơ chế, đầu dây này tới mặt đất, thì đầu còn lại lên đến vị trí sẵn sàng cho người tiếp theo. Do đó, người dùng không cần thu dây lại khi thoát hiểm.

Chú ý: Hãy ưu tiên người mất bình tĩnh, hoặc người già, trẻ nhỏ hay người tàn tật xuống trước.

Trên đây là những cách giúp người dân thoát hiểm đám cháy an toàn. Để phòng chống cháy nổ hiệu quả, người dân cần trang bị đầy đủ kiến thức vào trang thiết bị thoát hiểm trong gia đình. Đặc biệt, không được chủ quan trong việc PCCC.

Chú ý giữ gìn sức khỏe, nâng cao ý thức phòng dịch, nhưng đừng lơ là phòng cháy nhé!